Website là tập hợp các trang chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, video, dữ liệu,… nằm trên một domain, được lưu trữ trên máy chủ web. Website có thể được người dùng truy cập từ xa thông qua mạng internet.

Website là gì?

Một trang web tồn tại dưới dạng tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập bằng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website có thể xây dựng từ các tập tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành với các CMS chạy trên máy chủ (website động). Bên cạnh đó, website được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, JavaScript, Java,…

Khái niệm về website theo cách đơn giản và trực quan hơn.

Khái niệm về website rất đơn giản: Website chỉ một site (trang) nằm trên một web. Website cho phép người dùng đưa thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp hay đăng tải bất kỳ chủ đề nào để người khác có thể truy cập thông qua internet.

Về mặt kỹ thuật, thì website là một tập hợp các trang được liên kết với nhau trên internet, nhóm lại thành một tên chung duy nhất. Các trang (Webpage) này chứa thông tin hoặc dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp/tổ chức và có thể tồn tại ở nhiều định dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…

Mỗi website đều có một trang gọi là home page (Trang chủ). Người dùng sau khi nhập địa chỉ vào trình duyệt sẽ được điều hướng trực tiếp đến trang chủ này. Để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và nhớ được lâu hơn về thương hiệu của cá nhân và doanh nghiệp, bạn cũng cần tạo cho mình một tên website ấn tượng và thu hút người xem.

Hiểu thế nào là một trang Web?

Bạn có thể hiểu website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập khác, tìm kiếm, mua bán vv…chứ không phải chỉ xem như quảng cáo thông thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website- nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với một doanh nghiệp, Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.

Khi bạn xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website sẽ tên và chính là địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra tên đó người ta gọi là tên miền hay domain name. Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

 Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste

Đối với một doanh nghiệp trong đời thường, để thành lập và hoạt động, doanh nghiệp đó phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau:

  • Tên doanh nghiệp
  • Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp
  • Các yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc và con người

Nếu ta tạm coi Website như 1 doanh nghiệp trong đời thường, thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là:

  • Tên miền (hay còn gọi là Tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với Tên doanh nghiệp trong đời thường.
  • Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường.
  • Các trang web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó.

Website động và website tĩnh khác nhau như thế nào?

Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Website Động

Web “ĐỘNG” là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được “ghép” với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp.

Bạn hãy tưởng tượng website như một công cụ quảng cáo luôn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không hạn chế về mặt thời gian và không gian. Giả sử cửa hàng của Bạn là một phòng trưng bày về mẫu mốt thời trang với nhiều cô ma-nơ-canh đứng trưng bày các mẫu mốt mới.

Nếu Bạn làm web tĩnh, cũng giống như các cô ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, Bạn phải HOÀN TOÀN PHỤ THUỘC NHÀ CHẾ TẠO, hoặc Bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu Bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà KHÔNG MẤT THÊM MỘT KHOẢN CHI PHÍ NHỎ NÀO cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm – dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các modules của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Website Tĩnh

Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website ‘ĐỘNG’, chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế websitetĩnh?

Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (search engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984966806