HƯỚNG DẪN 6 CÁCH CHĂM SÓC WEBSITE HIỆU QUẢ
Để chăm sóc website có vô vàn cách, và cách nào cũng sẽ ít nhiều đem lại những hiệu quả nhất định, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
1. Theo dõi và phát hiện lỗi thường xuyên
Không gì có thể đảm bảo trong quá trình vận hành, trang web không bị phát sinh lỗi kỹ thuật. Và để chăm sóc website, điều bạn cần làm chính là sát sao theo dõi web để kịp thời phát hiện sự cố.
Những lỗi này có thể xuất phát từ việc máy chủ bị quá tải, tên miền hết hạn hoặc bị các mã độc tấn công….Một số trường hợp hy hữu, sự cố lại đến từ việc thừa, thiếu hoặc nhầm các đoạn code.
Điều này sẽ khiến toàn bộ bố cục trang web bị thay đổi hoặc các điều hướng sẽ bị chồng chéo lên nhau. Tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm, và rất có thể, khách hàng sẽ không ghé thăm lại trang web thêm một lần nào nữa.
2. Sao lưu dữ liệu liên tục
Sao lưu dữ liệu là cách chăm sóc website hữu hiệu, giúp hạn chế tối đa rủi ro cho trang web của bạn. Để dễ hình dung hơn thì dữ liệu của trang web sẽ bao gồm tất cả lịch sử truy cập và mua hàng của khách, thông tin cá nhân, các bài blog, video, hình ảnh…
Đối với website, dữ liệu chính là cốt lõi để vận hành, và sẽ thật khó hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu như đến một ngày các dữ liệu bị mất sạch.
Có hai cách để sao lưu dữ liệu chăm sóc website:
Thứ nhất: Bạn có thể chủ động sao lưu với phương pháp thủ công.
Tức là theo định kỳ, bạn sẽ sao tất cả dữ liệu và lưu trữ ra 1 file riêng biệt. Cách này thì mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi quản trị viên phải nhớ các mốc thời gian, nhưng kết quả sao lưu lại chất lượng và đáng tin cậy.
Thứ 2: Cài đặt các add-on, plugin, dịch vụ hỗ trợ sao lưu dữ liệu.
Hiện nay có khá nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ việc sao lưu dữ liệu. Hầu hết các phần mềm, dịch vụ này người dùng sẽ phải trả một mức phí khá cao. Tuy nhiên, các công cụ này sẽ tự động sao lưu các dữ liệu, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc đã lưu hay chưa nữa.
3. Cập nhật các công cụ, phần mềm mới
Để website phát huy được hết ưu điểm của mình trong kinh doanh, quản trị viên không chỉ phát hiện và sửa lỗi, mà quan trọng nhất là luôn cập nhật những công cụ đo lường tiến độ và hiệu quả của trang web.
Đối với những website bán hàng, các công cụ bạn nên tham khảo có thể là Analytics, mua X tặng Y, công cụ tối ưu SEO… Việc cài đặt những công cụ này sẽ giúp kênh bán hàng online hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên update những phiên bản web mới. Hầu hết các phiên bản web này đều đã được khắc phục các lỗi trước đó. Vì vậy, việc cập nhật của bạn cũng là cách để website hoàn thiện hơn, hạn chế tối đa các rủi ro về bảo mật hay xáo trộn dữ liệu.
4. Không ngừng update các nội dung mới
Một trang web không có nội dung mới được cập nhật thường xuyên sẽ bị ngầm hiểu là đã không còn hoạt động. Và đó là lý do, bạn không được bỏ qua việc cập nhật nội dung trong khâu chăm sóc website của mình.
Xoay quanh vấn đề nội dung, sẽ không chỉ đơn thuần là đăng các bài blog, sự kiện mới, thay vào đó, bạn sẽ cần làm mới hình ảnh, video, các banner khuyến mãi…Thậm chí, bạn cũng cần phải có những bổ sung về sản phẩm mới… Chỉ như thế, khi khách hàng ghé thăm website, họ sẽ cảm thấy đây là một kênh được chăm sóc và đầu tư.
Bạn có thể tham khảo một số đầu việc chăm sóc website mảng nội dung sau đây:
– Thường xuyên đăng các bài blog SEO thuộc về lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Những bài đăng này phải đảm bảo chuẩn SEO, đã được tối ưu về kỹ thuật và có cả video/hình ảnh minh hoạ.
– Cập nhật banner, hình ảnh khuyến mãi tại trang chủ và các trang sản phẩm (nếu cần thiết)
– Kiểm tra các luồng điều hướng, form đăng ký đã đổ về đúng bảng hay chưa, có bị lỗi gì không?…
– Kiểm soát các comment tại các bài đăng (nếu mở tính năng bình luận).
– Rà soát các nội dung đã cũ và chỉnh sửa theo thông tin mới hoặc ẩn đi.
5. Cải thiện tốc độ tải trang
Quy trình chăm sóc website không thể thiếu bước kiểm tra tốc độ load trang. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu khách hàng vào trang web và phải đợi đến 20 – 40 giây – 1 phút nội dung mới tải xong, liệu họ có còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi tiếp hay không?
Câu trả lời hiện ra trong đầu bạn chính là lý do giúp việc kiểm tra tốc độ tải trang lại trở nên quan trọng đến thế.
Một trang web có tốc độ tải càng nhanh, càng mượt, càng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng của mình. Cách để bạn kiểm tra tốc độ tải trang nhanh chóng và chính xác nhất có thể kể đến chính là dùng các công cụ hỗ trợ như: Pingdom Speed Test, Google PageSpeed Insights, Uptrends, WebPageTest. …
Hầu hết các phần mềm này đều sẽ cho bạn biết nguyên nhân vì sao trang web lại bị chậm đồng thời đưa ra các phương án khắc phục để bạn tham khảo.
6. Bảo mật website
Chăm sóc website cũng đồng nghĩa với việc bạn phải luôn tìm cách để nâng cấp bảo mật cho kênh online của mình. Những kẻ xấu luôn tìm cách tấn công trang web của bạn thông qua các lỗ hổng bảo mật và các dữ liệu chính là miếng mồi ngon mà chúng nhắm đến.
Thay vì “ngồi đợi” khi nào bị tấn công thì xử lý, cách tốt nhất là bạn hãy tự xây dựng tuyến phòng thủ cho mình. Nếu bạn tự cài đặt được các phần mềm bảo vệ sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và chi phí. Hoặc không, bạn cũng có thể tìm đến các đơn vị chăm sóc website và lựa chọn dịch vụ bảo mật web để được hỗ trợ tốt nhất.
7. Theo dõi số liệu để đánh giá, phân tích, cải thiện
Dù là thiết kế website, viết content, làm SEO hay việc gì khác đi nữa, bạn cũng cần theo dõi các số liệu liên quan để tìm ra cách tăng hiệu quả cho chúng.
Khi bạn thống kê tổng số lượt truy cập website, hay số lượt xem theo từng danh mục, sản phẩm, bài viết, v.v. bạn sẽ nắm bắt được tình hình quảng bá/kinh doanh của doanh nghiệp.
Tương tự, khi bạn xem các báo cáo khác như mẫu đăng ký có người nhập không, các nút kêu gọi hành động có ai bấm không, món hàng nào được mua nhiều nhất theo từng thời điểm cụ thể trong năm, v.v. bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn mới có đủ dữ liệu để xử lý và đề ra chiến lược cải thiện tình hình, tăng doanh thu và quảng bá phù hợp.
Để phân tích website, thông thường người ta sẽ dùng Google Analytics. Đối với các phần mềm trên nền web, website thương mại điện tử hay những website có nhiều tính năng phức tạp khác, bạn sẽ cần thêm những công cụ riêng mà thường là bên thiết kế website sẽ làm hoặc cài đặt cho bạn.
Nên tự chăm sóc website hay thuê dịch vụ ngoài?
Như bạn thấy, việc chăm sóc website là một vòng lặp. Nó bao gồm các việc lặp đi lặp lại và có tính thường xuyên. Bạn phải liên tục theo dõi, phân tích để chỉnh sửa hay đổi mới.
Để tiết kiệm chi phí, bạn hoàn toàn có thể tự mình chăm sóc website. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.
Nếu là doanh nghiệp thì tốt hơn bạn nên thuê các dịch vụ chăm sóc website bên ngoài. Họ là những người có kiến thức chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm, sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho bạn, để bạn tập trung vào việc kinh doanh. Hiện nay, tại Tam Nguyên Media cũng cung cấp gói chăm sóc website riêng biệt (gói đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp) sau khi thiết kế website.
Hơn 80% doanh nghiệp sau khi khởi tạo website đều ngộ nhận rằng “khách hàng sẽ tự tìm đến trang web, có website là sẽ có đơn hàng”. Bạn có biết cần làm gì sau khi có website? Vậy hãy thử xem lại website của bạn có thiếu những thứ sau đây không nhé!
- Tính thẩm mỹ kém, giao diện không hoàn thiện.
- Không có nội dung, hình ảnh – công cụ truyền tải thông điệp.
- Không có chứng chỉ ổ khóa bảo mật SSL để đảm bảo an toàn dữ liệu website và các giao dịch (Khách sẽ không yên tâm sử dụng dịch vụ hay mua hàng của bạn)
- Chưa đăng ký Bộ Công Thương cho website (Doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định Pháp luật nếu hoạt động TMĐT hay xúc tiến thương mại mà không thông báo/đăng ký).
- Website chạy kém, không đem tới trải nghiệm tốt cho khách hàng dẫn tới tỉ lệ thoát trang cao, không đạt được mục tiêu quảng bá và bán hàng.