Nhiều người rất quan tâm đến SEO khi tìm đến dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO, nhưng khi thiết kế website xong và đưa vào vận hành làm sao để website được tối ưu chuẩn SEO, đặc biệt là SEO Onpage để website được lên top bền vững và đạt hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này Tam Nguyên sẽ giúp bạn tìm hiểu về SEO Onpage và những checklist SEO Onpage quan trọng để tối ưu cho website đạt hiệu quả cao.

SEO Onpage là gì?

SEO on-page là những công việc mà SEOer cần làm để tối ưu hoá hiển thị ngay trên website của mình bao gồm: Nội dung, cấu trúc web, thêm bớt những tác vụ hiển thị trên website.. với mục đích tối ưu hoá trải nghiệm người dùng, nâng cao thứ hạng của trang web trên trang SERPs.

Có thể tóm gọn lại, SEO on-page sẽ cần phải tối ưu những hạng mục sau:

  • Tối ưu content SEO
  • Tối ưu kỹ thuật SEO trên trang web

Phân biệt SEO Onpage và SEO Offpage

SEO Onpage và SEO Offpage là hai phần quan trọng của tiến trình SEO. Trong khi SEO Onpage được thực hiện trên chính trang của bạn, dễ nhìn thấy và thực hiện thì SEO Offpage đòi hỏi phải có nguồn tài nguyên tốt để xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về các trang đích có liên quan, phải theo dõi và đối chiếu thường xuyên để kiểm tra hệ thống backlink và thay đổi hướng đi cho phù hợp khi có các thay đổi thuật toán từ Google.

Tuy nhiên, xét về yếu tố quan trọng thì cả hai đều quan trọng như nhau và dù bạn là người làm SEO hay chủ doanh nghiệp đều cần phải quan tâm và tối ưu cả OnPage lẫn Off Page để giúp website phát triển toàn diện, vừa nâng cao thứ hạng từ khoá vừa giúp tăng chuyển đổi, gia tăng doanh thu bán hàng một cách tốt nhất.

Lợi ích của tối ưu Onpage đối với website

Hiện nay, dịch vụ SEO Onpage đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng. Vì sao mà việc tối ưu trên trang web lại quan trọng đến vậy?

Đối với công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm Google sử dụng nhiều thuật toán để đánh giá website của bạn và sẽ xếp hạng trang web với các từ khóa nhất định. Việc tối ưu Onpage sẽ giúp bot Google xác định được chính xác từ khóa mục tiêu trong bài viết, dễ dàng hiểu được nội dung mà bạn đang cung cấp từ đó giúp cho website của bạn:

  • Tăng thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm
  • Tăng lưu lượng truy cập cho website
  • Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của từng từ khóa
  • Phương pháp white hat

Đối với người dùng

SEO Onpage sẽ giúp các nội dung trở nên hữu ích và mang lại giá trị cho người xem hơn. Bên cạnh đó, việc tối ưu Onpage còn giúp giao diện website thân thiện hơn, tốc độ tải trang nhanh hơn góp phần mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, nâng cao khả năng bán hàng cho doanh nghiệp giúp cho website đạt được:

  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Hiệu quả nhanh chóng và bền vững
  • Tối ưu chi phí quảng bá

Checklist SEO Onpage

Những yếu tố này có thể thay đổi và được cập nhật thường xuyên theo thuật toán của Google (Google Algorithm). Do đó hãy bookmark hoặc chia sẻ bài viết này để liên tục cập nhật thông tin nhé.

  1. URL: Thân thiện, tối ưu
  2. Thẻ Title: Tăng tỷ lệ click
  3. Thẻ Heading 1
  4. Thẻ Heading 2-3
  5. Keyword Density
  6. Content unique, chuyên sâu và đáp ứng Search Intent
  7. Tối ưu Meta Description
  8. Hình ảnh
  9. Tối ưu Sematic – LSI Keword
  10. In đậm keyword chính
  11. TOC (Table of Content)
  12. Internal link và External link
  13. Blockquote
  14. Schema Markup
  15. E-E-A-T
  16. Nội dung: Chọn nội dung tốt, đúng trọng tâm mục tiêu
  17. Quality outbound links: Những link liên kết ngoài chất lượng cao
  18. Giao thức HTTPS: Website sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL
  19. Website speed: Tốc độ tải trang tốt
  20. Site architecture: Cấu trúc trang được thiết lập logic và rõ ràng
  21. Khả năng đọc và UX: Văn bản dễ đọc, thân thiện với người truy cập
  22. Tối ưu hóa hình ảnh: Tối hoá phù hợp với những công cụ tìm kiếm
  23. Tối ưu hóa từ khóa: Từ khóa dùng đúng lúc, đặt đúng nơi
  24. Mobile friendliness: Tính tương thích giao diện trên mọi thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng…)
  25. Crawlable website: con “bot” lập chỉ mục trên những trang web có thể thu thập dữ liệu

Tối ưu URL

Tối ưu SEO Onpage giúp cho URL càng ngắn khả năng website được tăng thứ hạng càng cao. Hãy để từ khóa có lượng search cao nhất của bạn vào URL. Để URL chuẩn SEO Onpage cần 2 yếu tố:

  • URL liên quan bài viết và có chứa từ khóa chính.
  • Ngắn gọn và đủ ý (thông thường URL trung bình có từ 55-60 word).

Tối ưu thẻ title: Tối ưu tiêu đề của trang chủ và bài viết

  • Tiêu đề của trang chủ hay chính là tiêu đề của website: chứa tên thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ tổng quát của website.
  • Tiêu đề của bài viết: kết hợp tiêu đề chính và các tiêu đề phụ, đồng thời thêm một số động từ giúp Google hiểu rõ cốt lõi mục đích của bài viết sản phẩm/dịch vụ.

Các phần của tiêu đề có thể phân cách với nhau bằng | hoặc –. Độ dài hợp lý để hiển thị là từ 50-60 kí tự.

Ví dụ keyword chính là: “thiết kế website” thì tiêu đề có thể đặt là: “Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp toàn quốc”.

Tối ưu thẻ Heading H1

Heading 1 là tiêu đề đầu tiên được hiển thị trên nội dung bài viết. Nó là phần nội dung ngắn gọn nhưng phản ánh toàn bộ nội dung của bài viết và được đặt ở phía trên cùng.

Thẻ H1 là thẻ lớn nhất và chỉ chứa duy nhất 1 heading 1 trong một bài viết. Heading 1 có vai trò tạo cấu trúc bài viết rõ ràng và đồng thời giúp cho công cụ tìm kiếm hình dung ra được nội dung chính sắp đề cập tới trong bài là gì,  từ đó Google sẽ biết được nội dung này có đúng với truy vấn người dùng đang tìm kiếm hay không.

Google là fan hâm mộ của sự liên quan. Vậy nên, khi tối ưu tối ưu Onpage SEO với thẻ Heading 1, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể.

  • Chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có nhiều lượng search thứ 3)
  • Phản ánh được nội dung bài viết
  • Chỉ có 1 thẻ Heading 1 duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ làm Google bối rối ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết
  • Phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.

Tối ưu thẻ Heading 2-3

Heading 2 là con của heading H1 và giúp bài viết có bố cục mạch lạc và rõ nghĩa hơn.  Còn heading 3 là con của heading 2 có vai trò làm rõ nghĩa cho heading 2.

Bạn có thể hình dung các thẻ Heading như là các tiêu đề trong phần mục lục của cuốn sách. Với H1 là tên cuốn sách, H2 là tên các chương và H3 là những mục nhỏ hơn trong các chương của cuốn sách đó.

Các thẻ này giúp sắp xếp nội dung của bạn cho người đọc và giúp công cụ tìm kiếm phân biệt phần nào trong nội dung của bạn là quan trọng và phù hợp nhất, tùy thuộc vào mục đích tìm kiếm.

Ngoài việc tối ưu Heading 1, các bạn cần chú trọng tối ưu Heading 2-3 để giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website của mình.

Một số lưu ý khi tối ưu Heading 2-3:

  • Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập
  • Triển khai nhiều Sub-Heading nhiều nhất có thể
  • Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc Semantic Keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa (Keyword Stuffing), phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
  • Các Heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEO còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều

Chẳng hạn một bài content về chủ đề “đau lưng” trên trang Wikipedia được phân chia rõ ràng thành: Phân loại, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị …, nói đến vấn đề nào thì đề cập đến vấn đề đó.

Keyword Density

Keyword Density hay Mật độ từ khóa là số lần xuất hiện của từ khóa trên một trang web hoặc trong một phần nội dung được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số từ.

Khi công cụ tìm kiếm vào quét nội dung thường sẽ không đọc hết các từ thực tế trên trang mà nó sẽ tìm kiếm những từ khóa tiềm năng nổi bật. Đó là những từ được lặp lại nhiều lần trong bài viết.

Lưu ý khi tối ưu mật độ từ khóa:

  • Sử dụng Long tail Keywords có lượt tìm kiếm lớn: Giảm bớt mức độ cạnh tranh so với các trang web khác.
  • Tránh nhồi nhét từ khóa: Điều này sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
  • Mức độ liên quan của từ khóa
  • Cung cấp nội dung có giá trị: Cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với việc chúng ta tối ưu theo thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Content unique, chuyên sâu và đáp ứng Search Intent

Content unique ở đây không đơn giản chỉ là content không chứa nội dung trùng lặp mà nó còn có nghĩa là nội dung phải mang đến những điều mới mẻ, độc đáo hơn, chứ không chỉ là viết mới lại những gì đã có.

Bên cạnh đó, content cũng phải đáp ứng search intent của khách hàng. Tôi sẽ nói một chút về search intent để bạn có thể hiểu rõ hơn.

Search intent được hiểu là ý định, mục đích của người dùng khi họ tìm kiếm trên các SERPs như Google. Xác định đúng search intent sẽ giúp cho website của bạn được tìm đến nhiều hơn từ đó giúp tăng traffic cho trang web một cách hiệu quả.

Nội dung chất lượng và chuyên sâu, đáp ứng ý định của người dùng sẽ được Google đánh giá cao. Có cơ hội đưa từ khóa lên top và tiếp cận được chính xác khách hàng mục tiêu, giúp nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.

Dưới đây là 7 tiêu chí đánh giá nội dung chất lượng:

Yếu tố chất lượng Nội dung
Expert Content Nội dung được viết như một chuyên gia, đầy đủ các chủ đề mà người dùng có thể tìm kiếm. Số lượng chữ phù hợp, có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào truy vấn người dùng.
Structure Content Cấu trúc content: luận cứ, luận điểm đảm bảo rõ ràng, đầy đủ.
Reverse Engineer SERPs Phân tích dựa trên kết quả của Google bao gồm cấu trúc, dữ liệu, lối hành văn, hình ảnh/video,…
Crucial Data Những nội dung cần thiết, chính xác cần có trong topic.
Dựa trên Entity và SERPs.
Search Journey Tiếp nối hành trình khách hàng tìm kiếm (mô hình AIDA).
User Intent 4 loại intent chính: Know (Thông tin), Do (Hành động), Visit (Ghé thăm), Navigate (Người dùng biết chính xác thương hiệu).
Google Guideline Cung cấp giá trị nhất định – Content unique.
Thông tin chính xác, trích xuất nguồn uy tín.
Đảm bảo về mặt chính tả, ngữ pháp.

Tối ưu thẻ Meta description

Thẻ Meta Description sẽ xuất hiện cùng với tiêu đề trên tìm kiếm google, hãy tập trung viết phần này thật ngắn gọn nhưng hấp dẫn với nội dung tổng quát về bài viết để thu hút người đọc click vào bài của bạn thay vì những bài khác.

Tối ưu hình ảnh cho bài viết

Hình ảnh cũng là một phần của content, giúp minh hoạ nội dung một cách dễ hiểu và sinh động hơn. Đối với hình ảnh trong bài viết cần quan tâm đến:

Một số lưu ý khi tối ưu hình ảnh:

  • Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ.
  • Chất lượng hình ảnh phải rõ nét và liên quan đến nội dung được viết phía trên.
  • Tối ưu SEO tags cho các hình ảnh.
  • Các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (Title, Subtitle, Author, Meta Description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi upload.
  • Kích thước hình cân đối so với tổng thể bài viết, không quá lớn, cũng không quá nhỏ (kích thước thường là ngang 800).

Một số tiêu chí Image Entity, bạn cũng nên ghi nhớ khi triển khai hình ảnh cho bài viết:

  • Hình ảnh phải liên quan sát đến bài viết
  • Hình ảnh thể hiện tính expert trong ngành
  • Hình chứng chỉ, chứng nhận, bằng cấp, giấy phép

Tối ưu Semantic – LSI Keyword

Semantic Keywords cũng giống như tạo độ chuyên sâu cho content. Khác với từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), Semantic Keywords là từ khóa giúp người dùng và Google hiểu được ngữ cảnh/chủ đề của bài viết hơn.

Thường thì bạn sẽ bắt tay thực hiện nghiên cứu 10-20 Semantic Keywords sau đó chèn chúng vào trong bài viết cần SEO Onpage.

Ví dụ, bạn SEO từ khóa Steve Jobs. Những từ Semantic Keyword bạn có thể chèn vào bao gồm:

  • Steve Jobs
  • Người sáng lập Apple
  • Macintosh, …

Những từ khóa Semantic Keywords sẽ giúp người dùng và Google hiểu rõ ngữ cảnh hơn nên khi nói đến Steve Jobs. Bạn có thể thêm vào CEO vì đây là người đồng sáng lập nên Apple.

Và từ khóa “Steve Jobs” cũng liên quan đến Apple, Pixar, Walt Disney … Dù bạn không có chủ đích SEO từ khóa “Pixar” hay “Walt Disney” nhưng hành động đề cập đến các keyword này sẽ giúp Google vẽ vector kết nối các Entity giữa chúng với nhau.

In đậm keyword chính trong bài

In đậm keyword chính để tăng sự nhấn mạnh và hiểu rõ từ khóa chính trong bài viết và lưu ý các biến thể của nó trong bài viết.

Một số lưu ý:

  • Các từ khóa SEO chính phải được in đậm trong bài viết.
  • Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.

TOC (Table of Content – Mục lục)

Table of Content là phần mục lục của một bài viết, thường được đặt lên đầu bài viết chứa các heading có trong bài viết giúp người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung.

Mục lục cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phần của bài viết và giúp tăng tính cấu trúc và trải nghiệm người dùng, điều hướng người đọc đến nội dung mà họ đang tìm kiếm và tối ưu tỷ lệ nhấp chuột.

Internal link và External link

Nghe tới link nhiều người sẽ nghĩ tới đây thuộc về phần tối ưu Off Page nhưng không phải hoàn toàn như vậy.

Internal Link là các liên kết link giữa các bài viết trong một website với nhau, làm tốt vấn đề này sẽ giúp chuyển hướng người dùng tốt hơn, giúp tăng sức mạnh các bài viết.

External link là các liên kết với các web khác, giúp tăng độ tin tưởng với Google, phát triển quan hệ với các website khác và tăng thứ hạng SEO.

Blockquote

Blockquote là một thẻ dùng để gắn trích dẫn, khi bạn muốn lấy một nội dung nào đó từ một nguồn khác trong html để thêm vào bài viết của mình.

Thông thường, Blockquote được sử dụng để đánh dấu một câu nói nổi tiếng, dẫn chứng những sự thật, chân lý hay dùng để nhấn mạnh một nội dung trên bài viết.

Phần nội dung văn bản trong thẻ Blockquote sẽ tự động thụt lề, phân tách với các nội dung còn lại trong bài viết.

Blockquote mang đến những lợi ích gì cho việc SEO Onpage:

  • Blockquote thể hiện sự tôn trọng bản quyền của bạn đối với các nội dung từ trang web khác
  • Hỗ trợ bạn ranking top Google tốt hơn khi SEO Onpage

Schema Markup

Schema Markup là một đoạn code html hoặc code javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ngắn, giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn.

Schema Markup là yếu tố để tạo nên các nội dung tương tác phong phú, đa dạng. Dữ liệu cấu trúc giúp người dùng có những trải nghiệm trực quan từ đó tăng tỉ lệ nhấp chuột cho website.

E-E-A-T

EEAT viết tắt của Experience (trải nghiệm), Expertise (chuyên môn), Authoritativeness (thẩm quyền), Trustworthiness (độ tin cậy) là tiêu chí mà các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng để đánh giá chất lượng và độ tin cậy của một trang web.

E-E-A-T và E-A-T khác nhau như thế nào?

Experience là tiêu chí mới của E-E-A-T khác so với E-A-T. Nội dung được tạo ra bởi 1 đối tượng có trình độ hoặc kinh nghiệm nhất định. Chẳng hạn như khi bạn đánh giá 1 sản phẩm hay dịch vụ thì bạn phải thực sự dùng sản phẩm/ dịch vụ đó.

Việc bổ sung yếu tố “trải nghiệm” cho thấy Google quan tâm đánh giá cao chất lượng nội dung qua trải nghiệm trực tiếp của người chia sẻ.

Nội dung bài viết

Sau cùng thì nội dung của bài viết mới là yếu tố giúp giữ chân người đọc tại Website của mình, hãy đầu tư vào chất lượng nội dung và đảm bảo bài viết cung cấp những thông tin cần thiết cho người đọc ở chủ đề đang triển khai. Thay vì viết nhiều bài nhỏ thì một bài lớn với đủ ý và triển khai đúng cách sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Các công cụ dùng để check SEO Onpage

Vậy làm thế nào để kiểm tra hiện tại website của bạn đã chuẩn onpage hay chưa? Cách nhanh nhất là dùng các công dụng sau:

  • Screaming Frog: Phần mềm giúp kiểm tra xem website có bài nào thiếu tiêu đề hay có tiêu đề trùng lặp hay không? Ngoài ra còn trích xuất các bài viết thiếu Meta Description hay hình ảnh thiếu thẻ alt. Bên cạnh đó còn rất nhiều chức năng giúp tối ưu Onpage Seo cực tốt bạn có thể tự trải nghiệm.
  • SEO Quake: Giúp phân tích external link, internal link, mật độ từ khoá…
  • Yoast SEO: Một plugin hỗ trợ nếu bạn xây dựng website WordPress, công cụ này giúp Tối ưu hóa từ khóa, từ liên quan, đồng nghĩa, Kiểm tra độ dài của bài viết, các liên kết hợp lí hay chưa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984966806