Rất nhiều người khi bắt đầu làm SEO cho website mới phát hiện ra website của mình khó tối ưu chuẩn SEO như không đủ quyền để thực hiện, các tiêu chuẩn để tối ưu bị giới hạn… Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết được thế nào là một website chuẩn SEO để khắc phục ngay từ lúc thiết kế chứ không phải đợi đến khi làm SEO mới biết.

Thế nào là website chuẩn SEO?

SEO là quá trình thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp đảm bảo các trang web hoặc các nội dung số khi đưa vào sử dụng tăng thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm của các trang Search Engines phổ biến như Google, Yahoo, Bing,… Đây là công cụ quan trọng thiết yếu cần phải thực hiện kịp thời để mang đến hiệu quả hoàn hảo nhất trong thời kỳ xu hướng thương mại điện tử lên ngôi như hiện tại.

Chuẩn SEO là việc phải đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu, tiêu chuẩn được đề ra để mang đến khả năng tối ưu hóa SEO website hiệu quả, thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Website chuẩn SEO là trang web khi được đưa vào hoạt động sử dụng trên thị trường phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về SEO onpage. Một trang web SEO chất lượng cần được đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng nhằm mang đến giá trị ứng dụng cao tối đa.

Vì sao website phải chuẩn SEO?

Một trang web đạt tiêu chuẩn chất lượng chuẩn SEO sẽ giúp Google hoặc các trang công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được bạn đang kinh doanh gì, cung cấp dịch vụ gì hay bán sản phẩm nào. Nó cũng tương tự như việc bạn sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể sẽ giúp việc giao tiếp, trao đổi giữa người với người có được sự thấu hiểu hơn.

Khi website không đảm bảo được tiêu chí chuẩn SEO, có thể Google vẫn sẽ có thể hiểu được nhưng chắc chắn nó sẽ phải mất nhiều thời gian hơn, hơn nữa nó cũng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Và ngược lại, khi trang web được hoàn thiện về mặt chuẩn SEO tối ưu sẽ giúp website đó thân thiện hơn với Google, đạt được thứ hạng cao và dễ dàng tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng hơn.

Việc tối ưu Website sẽ là khó khăn với các doanh nghiệp không có đội ngũ SEO, không có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đánh giá và cải tạo lại các bộ phận cần thiết.

Website không được tối ưu sẽ khiến cho:

  • Trải nghiệm người dùng kém
  • Làm giảm thứ hạng website
  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp
  • Quảng cáo truy cập vào website kém hiệu quả

Cách kiểm tra website chuẩn SEO

Là một người chủ website hoặc mới tìm hiểu về SEO, nếu không rành về kỹ thuật, liệu bạn có thể biết và đánh giá được website đó có chuẩn SEO hay chưa?

Hoàn toàn có thể được. Hãy bắt đầu kiểm tra xem website có đáp ứng được những yếu tố chuẩn SEO.

Website cho phép Google và các công cụ tìm kiếm index

Một website chuẩn SEO là website được cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo hay Cốc cốc viếng thăm và thu thập dữ liệu trên website đó.

Trong quá trình thiết kế website, người thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình này, để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bàn giao cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Nên website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.

Để kiểm tra website đã cấu hình cho Google index chưa, bạn thực hiện như sau.

Bước 1: Truy cập vào công cụ tìm kiếm Google.

Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn.

Ví dụ: site:tamnguyen.com.vn

Nếu kết quả hiện ra là danh sách các bài viết, dịch vụ, sản phẩm, nghĩa là website đã được index. Ngược lại nếu không ra kết quả, bạn cần báo với bên thiết kế website hỗ trợ cấu hình lại. Việc này rất quan trọng.

Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn
Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn

Đây là website tamnguyen.com.vn được Google Index:

Đường dẫn URL được tối ưu, thân thiện

Đường dẫn URL không chỉ được dùng cực kỳ phổ biến trong quá trình lướt web hay để sử dụng internet mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong SEO. Theo các tài liệu chuyên ngành, đường dẫn URL chính là phương tiện để người dùng truy cập đến các tài nguyên trên internet, như các bài viết, nội dung danh mục hiển thị trên website. Các trang online lưu trữ trên internet mà bạn truy cập hay tìm kiếm hằng ngày sẽ luôn được gắn một link “địa chỉ” URL rõ ràng. Đường dẫn URL càng tối ưu và thân thiện là khi bạn nhìn vào nó, bạn biết được nó đang ghi gì.

Chẳng hạn như nếu đường dẫn URL cho một bài viết nào đó dưới dạng: https://tamnguyen.com.vn/post.php?post=112&action=view, điều đó nghĩa là URL chưa được tối ưu. Vì bạn đọc nhưng lại chẳng hiểu nó là về cái gì, nhưng đối với ai chuyên viết code thì có thể hiểu là nó sẽ hiển thị một bài viết có mã số là 112.

Ngược lại, với một URL đã được tối ưu thì nó sẽ hiển thị có dạng: https://tamnguyen.com.vn/Kiem-tra-SEO-cho-web.htmlTuy là chữ viết không dấu nhưng chí ít bạn vẫn dễ dàng đọc được tên link bài viết và hiểu nó là gì.

Để kiểm tra xem web đã chuẩn SEO chưa, bạn cứ nhấn vào các link liên kết và xem nó hiển thị như thế nào.

Kết quả hiển thị có tiêu đề (title) và mô tả (description)

Cách thứ ba để check xem website bạn đã chuẩn SEO chưa là bạn thử gõ trên thanh tìm kiếm của Google tên website của bạn cùng với một từ khoá nào đó có mặt trong các bài viết để xem website có hiển thị ra có đủ description và title không. Khi website bạn đã làm SEO chuẩn thì kết quả hiển thị trả ra sẽ có đầy đủ “combo” như hình dưới.

Để hiển thị được mục tiêu đề và mô tả cụ thể, website phải được thiết lập hai ô nhập thông tin này mỗi khi đăng bài hoặc đăng sản phẩm mới. Nếu bạn thấy trang web của mình vẫn chưa có mục này thì hãy liên hệ đơn vị thiết kế để thêm vào.

Giao diện thân thiện với các thiết bị di động

Hiện nay, Google cũng dựa vào tính năng chuẩn responsive của Website để xếp hạng trên bảng kết quả tìm kiếm. Người dùng thường sử dụng rất nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau để truy cập trang web như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…Và mỗi thiết bị này đều có kích thước màn hình khác nhau từ cỡ to đến nhỏ, ngang hoặc dọc.

Vì thế, một website khi thiết kế chuẩn SEO là phải có giao diện thân thiện hiển thị tốt trên màn hình chuẩn của tất cả các loại thiết bị đó. Nếu một trang web không đáp ứng được yêu cầu về responsive, thì sẽ gây bất tiện, khó chịu cho người dùng khi xem và truy cập trên các dòng thiết bị có hình dạng đứng như smartphone, giao diện sẽ bị rối và tràn sang cả hai bên màn hình.

Tất cả 100% dự án website tại Tam Nguyên Media đều được thiết kế chuẩn và tương thích với mọi thiết bị.

Tốc độ tải trang của Website

Tốc độ download trang web là vấn đề vô cùng quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp và là một trong những yếu tố quyết định để giữ chân khách hàng ở lại, tiếp tục ghé vào những lần tới. Một trang web có tốc độ tải trang quá chậm không chỉ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, vì làm lãng phí thời gian của họ mà còn gây nên một khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu của Google. Họ có thể sẵn sàng tắt website ngay và chắc chắn hoàn toàn không có ý định ghé đến lần sau nếu phải để chờ đợi quá lâu.

Độ nhanh chậm của quá trình tải trang web phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là việc sử dụng hosting nhanh hay chậm, kế đến là mã code đã được tối giản hay chưa, page sử dụng nhiều hình ảnh hay ít, hình ảnh chất lượng sắc nét hay bình thường,…Một website được xem là có chất lượng ổn thì thời gian để load tương ứng khoảng 5-7s, những trang web được tối ưu hóa tốt có thể tải nhanh hơn, chỉ mất khoảng 1-2, trang web nào load trên 10s trở lên thì được xem là đã bị chậm.

Để kiểm tra tốc độ tải trang của Website, bạn truy cập theo link sau :  https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Sau đó điền vào địa chỉ trang Web và nhấn Phân tích / Analyze. Điểm số càng cao thì chứng tỏ tốc độ Web của bạn càng tốt.

Thiết lập được các thẻ heading

Tối ưu thẻ heading là một trong những yếu tố của SEO onpage giúp Google hiểu được đâu là nội dung chính của website. Do đó, trên website phải cho phép thêm các thẻ heading vào bài viết để SEOer có thể tối ưu được các thẻ này. Trong SEO sẽ có 6 loại thẻ heading được ưu tiên xếp hạng theo thứ tự từ H1 đến H6 và H1, H2, H3 là 3 thẻ thường được tối ưu trong SEO.

Website chuẩn SEO phải thêm được heading

Bạn không nên nhầm lẫn giữa việc thêm thẻ heading cho bài viết với việc điều chỉnh font chữ lớn hơn và in đậm. Mặc dù khi nhìn vào cách hiển thị thì hai cách thực hiện này sẽ cho kết quả như nhau, nhưng về bản chất việc điều chỉnh kích thước chữ và in đậm không có tác dụng gì trong SEO.

So sánh thẻ heading và căn chỉnh kích thước chữ
So sánh thẻ heading và căn chỉnh kích thước chữ

Nếu bạn không tìm thấy mục này, hãy yêu cầu thiết kế web thêm vào hoặc hướng dẫn bạn tìm được mục này để thêm heading vào bài viết. Tuyệt đối không nên đánh lừa Google bằng cách cách trên.

Chỉnh sửa được các thuộc tính của hình ảnh

Chuẩn bị hình ảnh trước khi up lên website là bước quan trọng trong SEO hình ảnh. Bạn không nên dừng lại ở đây mà hãy tiếp tục tối ưu khi đã up lên website để giúp hình ảnh phù hợp với nội dung hơn. Muốn làm được điều này, bắt buộc website bạn phải cho phép chỉnh sửa các thuộc tính hình ảnh.

Chỉnh sửa các thuộc tính của ảnh trên website.

Nếu hình ảnh bạn tải lên không thể chỉnh sửa hoặc thêm được các thông tin này sẽ rất khó để SEO lên top Google bởi các thuộc tính như văn bản thay thế (alt text) cần có chứa từ khóa để Google hiểu được hình ảnh đang cho biết điều gì. Ngoài ra, các thuộc tính như chú thích, mô tả, căn chỉnh lề, kích thước ảnh giúp hình ảnh được rõ ràng, dễ nhìn hơn từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng – đây là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả SEO.

Website phải có sitemap

Sitemap hay sơ đồ trang web là một tệp tin vô cùng quan trọng để website chuẩn SEO vì nó như một người chỉ đường cho Googlebot tìm kiếm và index các bài viết trên website bạn. Điều này có tác động rất lớn đến kết quả SEO.

Ví dụ: Bạn gửi địa chỉ nhà mình cho một vị khách nhưng không chú thích gì và vị khách đó mất khoảng vài giờ để tìm đường đến nhà bạn. Nhưng khi bạn cho địa chỉ và kèm theo hướng dẫn đường đi sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và khách sẽ đến nhà bạn sớm hơn. Tương tự vậy, bạn xuất bản một bài viết trên website chưa được Google index. Nhưng nhờ sitemap sẽ dẫn đường cho Googlebot tìm đến website bạn nhanh hơn thay vì Google tự tìm tới từ đó bài viết được index sớm hơn.

Một số cách để bạn có thể tạo sitemap cho website như:

  • Sử dụng plugin Yoats SEO.
  • Tạo trực tuyến trên hai website web-site-map.com hoặc xml-sitemaps.com sau đó tải file .xml về up lên hosting.

Sau khi đã tạo được sitemap bạn vào Google Search Console để gửi yêu cầu đến Google.

Cho phép cải thiện tốc độ tải trang

Website tải quá chậm là một trong những yếu tố khiến nó bị người đọc quay lưng và gây khó khăn cho việc thu thập thông tin của Google.

Để kiểm tra tốc độ tải, bạn sử dụng công cụ do chính Google cung cấp. Truy cập đường link sau: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

  • Nhập website vào ô và nhấn “ANALYZE”, công cụ sẽ kiểm tra tốc độ tải trên cả máy tính bàn lẫn thiết bị di động.

Các công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

SEO Doctor

SEO Doctor là một trong những công cụ kiểm tra website chuẩn SEO hiện đại với nhiều tính năng vượt trội có thể tối ưu trang web chuẩn. Công cụ này cho phép người dùng cài đặt miễn phí, đồng thời sử dụng khá đơn giản dựa trên các tiêu chí đã thiết lập sẵn.

Để cài đặt công cụ check web chuẩn seo này, bạn chỉ cần thao tác đơn giản như sau: Vào Tool trình duyệt FireFox -> Gõ từ khóa “SEO Doctor” -> Add on FireFox -> Install là xong.

Biểu tượng lá cờ màu đỏ là hiển thị cho các lỗi mà website bạn đang mắc phải, hãy click vào biểu tượng đó để kiểm tra các lỗi như hình sau:

Những công cụ đánh giá website chuẩn SEO chuẩn, chính xác

SEO Doctor – Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO

Có thể thấy, màn hình sẽ nhanh chóng hiện lên các lỗi làm ảnh hưởng đến Seo google check của trang web. Đó là các lỗi về thẻ H1 tag và thời gian tải trang chậm. Việc bạn cần làm chính là bổ sung thẻ H1, đồng thời tối ưu kích thước, định dạng hình ảnh hoặc video trên website để cải thiện tốc độ tải trang.

Seorch.eu

Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO tiếp theo đó chính là Seorch.eu. Được biết đến là một trong những phần mềm giúp người dùng kiểm tra xem website của mình đã đầy đủ các yếu tố chuẩn SEO sau khi xây dựng một website mới hay chưa.

Nhờ Seorch.eu, các lỗ hổng trên website của bạn sẽ được tìm thấy một cách chuẩn xác, từ đó bạn có thể nhanh chóng đưa ra các hướng điều chỉnh để hoàn thiện trang web chuẩn nhất. Người dùng chỉ cần truy cập vào Seorch.eu, sau đó nhập đường dẫn URL và từ khóa vào ô Website như hình dưới đây và bấm CHECK để kiểm tra chất lượng website.

Những công cụ đánh giá website chuẩn SEO chuẩn, chính xác

Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO chuyên nghiệp Seorch.eu

Majestic SEO

Majestic SEO chính là công cụ kiểm tra website chuẩn SEO bằng việc sử dụng công nghệ thu thập dữ liệu thông minh kết hợp với phân tích liên kết giúp người dùng nhận được một kết quả khách quan và chính xác nhất.

Seoptimer.com

Seoptimer.com cũng là một công cụ kiểm tra website chuẩn SEO của Google được nhiều người ưa chuộng tiếp theo. Công cụ này sẽ giúp nhà quản trị web SEO Onpage dễ dàng hơn cũng như đề xuất những tiêu chí để hướng bạn tối ưu web hiệu quả nhất.

Những công cụ đánh giá website chuẩn SEO chuẩn, chính xác

Seoptimer.com – Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO của Google 

Người dùng truy cập vào trang web Seoptimer.com, sau đó nhập đường dẫn website và ấn ANALYSE là có thể nhanh chóng thu được kết quả check web chuẩn seo.

Screaming Frog

Screaming Frog là một phần mềm, công cụ kiểm tra website chuẩn SEO khá tiện dụng. Công cụ này cho phép cài đặt dễ dàng trên máy tính cá nhân với nhiều chức năng tùy chỉnh hữu ích. Screaming Frog có thể thu thập thông tin và phân tích khoảng 500 URL, trong mỗi lần thu thập dữ liệu.

công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

Screaming Frog – Phần mềm, công cụ kiểm tra website chuẩn SEO chuyên nghiệp

Đây là một phần mềm cung cấp cho người dùng miễn phí. Tuy nhiên, nếu muốn nhiều hơn người dùng có thể trả một mức phí là 99$/ năm.

Annielytics Site Audit Checklist

Để thu được kết quả kiểm tra website chuẩn seo được phác thảo rõ ràng và giải thích cụ thể các mục không hấp dẫn, cần chỉnh sửa thì công cụ Annielytics Site Audit Checklist là dành cho bạn.

Mozbar

Mozbar là một công cụ kiểm tra website chuẩn SEO có thể tải xuống ngay trên trình duyệt bạn đang hoạt động cho phép người dùng xem các thông số SEO quan trọng như tên miền, chỉ số chia sẻ trên trang MXH,… Từ đó, nhà quản trị web sẽ có những chiến lược để tăng tốc quá trình SEO.

công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO Mozbar

Google Search Console

Google Search Console là công cụ quản trị web đều được thiết lập trên cả Google và Bing. Công cụ này cho phép người dùng tìm thấy những lỗi trong thu thập thông tin, liên kết đến và nhiều hơn nữa.

SEO Powersuite

SEO Powersuite là một công cụ kiểm tra website chuẩn SEO vừa đánh giá vừa tích hợp các phân tích SEO theo chương trình giúp người dùng có thể giám sát được thứ hạng web. Bên cạnh đó, công cụ này có thể phân tích liên kết, nghiên cứu các từ khóa và còn rất nhiều các chức năng hữu ích khác.

công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

SEO Powersuite – Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO được đánh giá cao

Google Pagespeed Insights

Một trong những phần mềm, công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí, uy tín và vô cùng chất lượng được phát triển bởi Google đó chính là Pagespeed Insights. Công cụ này sẽ đánh giá và phân tích chi tiết cho người dùng các thông số và mức độ dựa trên các tiêu chuẩn của Google đặt ra.

công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

Google Pagespeed Insights – Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO miễn phí

Dựa vào đó, bạn có thể tùy chỉnh để đạt được nhiều dấu tích xanh nhất khi seo google check trên công cụ này.

Schema Creator

Trong khi nhiều người có xu hướng thích dùng Schema.org hơn nhưng khi gặp các định dạng cỡ nhỏ lại rất khó khăn để xử lý. Công cụ kiểm tra chất lượng website Schema Create được phát minh bởi Raven với mục đích đơn giản hóa các vấn đề cũng như dễ quản lý hơn.

Schema Creator

Yoast WordPress SEO plugin là một trong những chức năng được cài mặc định trên nền tảng WordPress – một trong những nền tảng thiết kế website phổ biến nhất hiện nay. Như tên gọi công cụ này sẽ giúp người dùng kiểm tra chất lượng website thông qua việc tối ưu hóa nội dung đăng tải trên trang.

Schema Creator – Plugin kiểm tra website chuẩn SEO của Worpdress

Đồng thời, bạn có thể seo google check bằng cách chỉnh sửa tiêu đề, phần mô tả và các thẻ heading trong nội dung bài viết. Nếu như bạn đang sở hữu một trang trên WordPress thì hãy tận dụng ngay công cụ kiểm tra website chuẩn SEO hữu ích này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984966806