Khi bạn đã có một trang Web hoàn thiện và như ý, làm thế nào để đưa website của bạn lên mạng và các trang tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yahoo? Hầu hết những chuyên gia SEO đều khuyên bạn nên mua 1 site domain đã cũ để được Google đánh giá cao hơn và dễ Index hơn, nhưng nếu như bạn bắt đầu tạo 1 website thì sao? Thường thì bạn sẽ tốn vài tuần để site của bạn được bộ máy tìm kiếm google biết đến. Tuy nhiên làm theo các bước sau đây thì bạn chỉ cần tốn 24h để index trang của mình.
Một số việc cần thực hiện trước khi đưa website lên Google
Website của bạn đảm bảo có ít nhất 5 trang nội dung
Đừng để website của bạn trống rỗng, không có nội dung gì, hãy tạo một vài trang với nội dung thật sự.
Nội dung chất lượng không chỉ mang lại giá trị cùng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng mà còn là tiền đề giúp Google xét duyệt nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, website nên tập trung nội dung vào một chủ đề riêng biệt, tránh lan man và không đúng mục đích.
Tạo link nội bộ giữa các trang
Khi bạn đã có các trang nội dung, hãy để chúng liên kết được với nhau bằng việc đặt đường link giữa chúng. Thông thường thì bước này hầu hết các Website đều có. VD: Ở trang chủ, bạn phải cho đường link đến trang giới thiệu.
Đưa website của bạn lên các Social Bookmark site
Bạn chỉ mất vài phút để tạo tài khoản và đăng trang web của bạn lên các bookmark site này. Việc làm này giúp các bộ máy tìm kiếm liên kết tìm kiếm trang web của bạn có cách dễ dàng hơn. Các bookmark sites thông dụng là: Google, Del.icio.us, BlinkList, StumbleUpon.com, và Furl.
Bạn hãy bắt đầu thêm trang của mình vào Google với đường link: http://www.google.com.vn/addurl/
Lập trang Google doanh nghiệp
Google doanh nghiệp (Google My Business) được biết đến là một công cụ đăng tải thông tin và chia sẻ những nội dung trang web tới người dùng. Về bản chất, Google doanh nghiệp khá giống với fanpage trong việc chia sẻ nội dung. Đồng thời, đây cũng là công cụ quản lý thông tin được phép xuất hiện trên trình tìm kiếm và Google Maps của Google.
Bởi vậy, trước khi đưa website lên Google, hãy tạo và thêm website của bạn vào trang Google doanh nghiệp để trang của bạn được xét duyệt nhanh hơn.
Tối ưu tương thích website trên nhiều thiết bị
Ngày nay, việc tra cứu thông tin không chỉ sử dụng trên máy tính mà việc truy cập vào các website bằng các thiết bị khác nhau ngày càng phổ biến. Trong đó, website có thể sử dụng giao diện điện thoại là một điểm cộng để đánh giá chất lượng website.
Bởi vậy, việc thiết kế website responsive và tối ưu tương thích website trên cả máy tính và điện thoại là một việc cần thiết trước khi đưa website lên Google. Bạn có thể sử dụng mã nguồn mở AMP để thực hiện việc này. Ngoài ra, bên cạnh việc tuân thủ các bảo mật cho website, bạn cũng nên ưu tiên chọn HTTPS thay vì giao thức HTTP.
Sử dụng cấu trúc website dễ đọc với Google bot
Một trong những nguyên nhân chính khiến website của bạn có thể không được xuất hiện trên Google chính là cấu trúc website khiến Google không thể thu thập dữ liệu (crawl dữ liệu) nhanh chóng. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo rằng website của mình có các mục rõ ràng, cụ thể. Điều này sẽ giúp cả người và máy có thể đọc hiểu, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn đưa website lên Google miễn phí
Sau khi hoàn thành website với nội dung chất lượng, bạn có thể đưa trang web của mình lên Google. Cùng Tam Nguyên tìm hiểu cách đưa website lên Google miễn phí và nhanh chóng bằng công cụ Google Search Console nhé.
Bước 1: Truy cập vào website Google Search Console
Google Search Console là công cụ giúp đưa website lên Google hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần truy cập vào website theo hướng dẫn sau đây và làm theo hướng dẫn: https://search.google.com/search-console/about.
Bước 2: Nhập tên miền website của bạn
Sau khi bấm nút Start now ở màn hình trên, bạn chọn “Add property” sau đó hãy nhập tên miền website cần đưa lên Google vào đó. Sau đó nhấn chọn Continue.
Bước 3: Xác minh quyền sở hữu trang web
Có rất nhiều cách để xác minh quyền sở hữu trang web, trong bài này Vietnix sẽ hướng dẫn bạn xác minh với thẻ HTML.
Bằng cách này bạn chỉ cần coppy thẻ Meta do Google cung cấp và thêm nó vào phần <head> trên trang web của mình.
Hoặc nếu bạn đang sử dụng plugin Yoast SEO, bạn có thể sao chép thẻ Meta và thêm mã xác minh vào hộp Mã xác minh của Google bằng cách sau: Truy cập vào bảng điều khiển WordPress, chọn Yoast SEO > General > Site connections.
Sau đó, cần dán mã đã coppy vào hộp mã xác minh của Google. Sau đó nhấn nút Save Change.
Bước cuối cùng bạn quay lại Google Search Console và nhấp vào Verify.
Như vậy bạn đã có thể kết nối trang web của mình với Google Search Console rất nhanh chóng.
Thời gian để Google index website sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là số lượng nội dung trên website và mức độ phức tạp của website. Quá trình này có thể diễn ra trong vài phút, hoặc thậm chí là vài ngày.
Hướng dẫn kiểm tra URL đã được Google index hay chưa?
Cách 1: Sử dụng công cụ Google Webmaster Tool (Google Search Console) – add URL cần check vào thanh tìm kiếm, đợi kết quả trả về.
+ Trường hợp URL đã được Google Index.
+ Trường hợp URL chưa được Index: Bạn cần click vào “Yêu cầu lập chỉ mục”
Cách 2: Sử dụng công cụ SEO quake: Tải SEO quake bằng cách click vào đường link https://bitly.com.vn/ewjnnn => Click “Thêm vào Chrome” (Add on) => Tại góc phải trên cùng của thanh công cụ tìm kiếm xuất hiện biểu tượng SEOquake. Sau đó click vào biểu tượng để check các chỉ số trên đó => Để biết số URL đã được Google index, click vào mục Google Index.
Cách 3: Sử dụng cấu trúc “site:url”: Tại ô tìm kiếm của Google, bạn nhập cấu trúc site:url (ví dụ: site:https://tamnguyen.com.vn)
+ Website đã được lập chỉ mục sẽ hiển thị ở mục kết quả.
+ Website chưa được lập chỉ mục sẽ không có kết quả hiển thị.
Lý do Google index website chậm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị Google index chậm, một số lý do phổ biến như:
Website mới lập, sức mạnh thương hiệu chưa đủ lớn:
Google thường ưu tiên index đường dẫn URL của các website đã có lịch sử lâu hơn và mạnh mẽ trên công cụ tìm kiếm. Chúng được mặc định là chất lượng, đáng tin cậy hơn những đường link của các website mới xây dựng.
Bài viết có nội dung trùng lặp:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng website đưa lên Google không được hiển thị. Khi sao chép nội dung của website khác, các con bot của Google mất nhiều thời gian để đánh giá, xác thực thông tin hơn, từ đó quá trình index cũng chậm hơn.
Việc sao chép thì dễ, trong khi việc sáng tạo nội dung mới, chất lượng và giá trị thì rất khó. Vì thế nhiều trang web thường đi sao chép dữ liệu của các trang web mới mà không chỉnh sửa hoặc viết lại theo cách riêng. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu trên web, giảm đi giá trị của thông tin. Để Google index nhanh chóng, chúng ta nên tập trung tạo ra các giá trị chất lượng và độ độc đáo cao. Tối ưu cả mặt hình ảnh để hiển thị tối ưu cho người dùng.
Tốc độ load dữ liệu web chậm:
Một website load quá chậm chạp sẽ cản trở việc quét và thu thập dữ liệu của con bọ Google. Đôi khi chúng thoát ra khi chưa kịp index. Vì thế khi xây dựng website, bạn nên chú trọng xây dựng website có độ tải trang nhanh để tiện lợi cho các tác vụ đọc, đồng thời index dễ dàng hơn.
Lượng traffic web thấp, tốc độ người dùng nhấp vào liên kết chậm:
Đây cũng là nguyên nhân khiến Googlebot chậm phát hiện ra trang và lập chỉ mục.
Cấu trúc code web không khoa học và chưa chuẩn SEO:
Một website có bố cục lộn xộn. Danh mục nội dung sắp xếp lẫn lộn chưa khoa học, không rõ ràng… không chỉ ảnh hưởng đến quá trình Google Index. Nó còn khiến người dùng khó chịu khi truy cập vào website. Vì thế bạn nên tối ưu cấu trúc web đảm bảo mạch lạc, chuẩn SEO, thuận tiện cho quá trình đọc và tối ưu index.
Không khai báo công cụ tìm kiếm:
Bạn có thể chủ động khai báo trên Google thay vì để nó tự tìm đến. Điều này giúp mọi việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế web và phát triển website trên mạng internet với hơn 15 năm kinh nghiệm.
Tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp có kế hoạch phát triển trang web một cách tổng thể để trang web phát triển bền vững và mang lại lợi nhuận từ website.